Hai loại vắc xin 5 trong 1 là Quinvaxem và Pentaxim cùng vắc xin 6 trong 1 đều phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn còn lúng túng không biết nên tiêm phòng 5 trong 1 hay 6 trong 1?
Điểm giống nhau giữa 2 loại vắc xin
Mục đích của việc tiêm vắc xin tổng hợp để ngừa 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ em là: bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viên gan B và bại liệt. Trong đó, mỗi loại vắc xin sẽ có thành phần khác nhau.
Hai loại vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, Pentaxim và vắc xin 6 trong 1 của dịch vụ Infanrix hexa đều là những vắc xin phòng ngừa từ 5-6 bệnh nguy hiểm kể trên, trong đó:
Vắc xin 6 trong 1 ngừa đủ 6 bệnh.
Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem ngừa các bệnh kể trên trừ bệnh bại liệt. Do đó, trẻ được tiêm Quinvaxem cần uống thêm vắc-xin ngừa bại liệt.
Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim ngừa các bệnh kể trên trừ bệnh viêm gan siêu vi B. Do đó, trẻ được tiêm Pentaxim cần tiêm thêm vắc-xin viêm gan siêu vi B.
Những điều cần biết về vắc xin Quinvaxem
Vắc xin 5 trong 1 (Quinvaxem), là vắc xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi – viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.
Vắc xin Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ nước ngoài.
Với nguồn vắc xin viện trợ hàng trăm trẻ em đã được dùng miễn phí phòng bệnh dịch. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế để trẻ được tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch, an toàn.
Sau tiêm chủng cần chú ý đến trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Những trường hợp trẻ không được tiêm vắc xin Quinvaxem
Trẻ có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:
- Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.
- Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.
- Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.
Những điều cần biết về vắc xin dịch vụ Pentaxim và Infranrix
Ngoài loại vắc xin 5 trong 1 có nguồn gốc Hàn Quốc nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi tại các trạm y tế xã/phường/thị trấn) thì cũng có một loại vắc-xin 5 trong 1 khác có nguồn gốc từ Pháp (có tên Pentaxim, ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib, bại liệt) và một loạivắc-xin 6 trong 1 (có tên Infranrix, ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B,bại liệt, Hib) có nguồn gốc từ Bỉ. Cả 2 loại này không nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng mà đều dùng trong tiêm chủng dịch vụ.
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa 2 loại vắc xin tiêm dịch vụ với loại vắc xin tiêm miễn phí (là vắc xin Quinvaxem) là nằm ở thành phần ngừa ho gà:
Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc có thành phần ho gà là vắc xin toàn tế bào, còn vắc xin của Pháp và Bỉ là vô bào, nên không có thành phần xác vi khuẩn ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyên đặc thù, do đó sẽ tinh khiết hơn.
Loại vacxin này có tính an toàn gấp 10 lần vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chúng ta đang áp dụng. Nó làm giảm tác dụng không mong muốn sau khi tiêm như; ốm, sốt, sưng đỏ chỗ tiêm…
Vắc xin 6 trong 1 mang tên Infanrix hexa, ngoài tác dụng ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng như Vắc xin 5 trong 1 còn ngừa thêm được bệnh thứ 6 đó là bệnh bại liệt. Gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi – viêm màng não do Haemophyllus influenza type B)
Điểm đặc biệt hơn của Vắc xin 6 trong 1 là: Thành phần ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là loại vô bào nên an toàn, ít sốt và ít tác dụng phụ hơn các loại vắc xin có thành phần ho gà là loại toàn tế bào.
Nên tiêm phòng 5 trong 1 hay 6 trong 1?
Nhiều cha mẹ thường phân vân không biết nên tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 hay vắc xin 6 trong 1? Tuy nhiên theo cac chuyên gia dù chọn vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, Pentaxim hay vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, cha mẹ cần bám sát lịch tiêm để cho con tiêm đủ 3 mũi trước khi 1 tuổi. Trong trường hợp loại vắc xin mà con mình tiêm ở mũi đầu – ví dụ như Quinvaxem – bị thiếu/ hết; những mũi sau phụ huynh có thể cho con tiêm Pentaxim hoặc Infanrix Hexa. Việc tiêm xen kẽ 3 loại vắc xin này đều có thể giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả.
Việc nên tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 còn phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình và mong muốn của cha mẹ. Dù loại vắc xin nào thì cha mẹ vẫn nên cho con tiêm đúng lịch đủ liều để phòng bệnh cho trẻ. Ba mũi cơ bản được tiêm cách nhau tối tiểu 28 ngày và mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ hai tháng tuổi. Bé cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 lúc 18 tháng (hoặc hơn 6 tháng kể từ mũi thứ 3) nếu
trước đó đã tiêm vắc xin 5 trong 1 của tiêm chủng mở rộng. Vắc xin tổng hợp 5 trong 1 và 6 trong 1 không được tiêm quá sớm (trước khi bé đủ 2 tháng hoặc đi sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ) vì như vậy, vắc xin sẽ mất tác dụng, phải tiêm lại.
Lịch tiêm có thể dao động tùy thực tế (trẻ bị ốm, hết thuốc…), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn.
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.